Bảng tin công nghệ
2024-0319

TOP 6 THÀNH PHỐ THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu, công nghệ đang làm cho nhân loại trở nên kết nối và gắn kết hơn, tạo nhiều cơ hội phát triển, song cũng tạo ra không ít thách thức. Trong bối cảnh đó, chỉ khi thị trường bất động sản được vận hành theo quy luật xanh – thông minh và đáng sống hơn, nhằm giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu, lấy con người làm trung tâm thì khi đó, mới đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và cộng đồng, giữa bảo tồn và phát triển để tạo ra những không gian sống nhân văn, hạnh phúc.

Xây dựng đô thị thông minh luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều thành phố. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao mức sống. Mang lại dịch vụ sống tốt nhất cho công dân.

London là thành phố thông minh hàng đầu châu u và đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng thế giới. Đây là thành phố đông dân nhất ở Anh và cũng là trung tâm đầu não trong các lĩnh vực như thương mại, giáo dục, giải trí, thời trang, nghệ thuật, tài chính, truyền thông, nghiên cứu, du lịch và giao thông. London được đánh giá là thành phố có nguồn nhân lực tốt nhất, có hệ thống giao thông, khả năng tiếp cận quốc tế, kinh tế, quản trị, công nghệ và quy hoạch độ thị luôn dẫn đầu.

Để giải quyết áp lực lên giao thông, năng lượng, chăm sóc sức khỏe và quản lý ô nhiễm do dân số tăng, London đã đưa ra một loạt sáng kiến với dự án được gọi là Smarter London Together. Những sáng kiến này nhằm biến London thành đô thị thông minh nhất thế giới, thúc đẩy việc lấy người dùng làm trung tâm, chia sẻ dữ liệu kết nối, cải thiện kỹ năng số cho công dân và hợp tác giữa các dịch vụ công cộng với khu vực tư nhân.

London đã có những bước tiến rõ rệt trong giao thông vận tải với việc triển khai Heathrow pods – hệ thống xe điện không người lái, tự động vận chuyển hành khách giữa Nhà ga số 5 và các bãi đậu xe nằm ở phía Bắc của Sân bay Heathrow trên tuyến đường dài 3,9 km chỉ trong 5 phút. Là hệ thống vận tải không có khí phát thải được London đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011, Heathrow pods đã loại bỏ được nhu cầu đi lại bằng xe bus từng lên tới 70.000 chuyến mỗi năm, tương đương với 100 tấn khí thải carbon dioxide phát ra trong thời gian đó.

Thành phố New York đang sử dụng các giải pháp thông minh để giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng và bảo tồn nước, an toàn công cộng và quản lý chất thải.

Nhiều năm liên tiếp, New York luôn đứng ở vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các thành phố thông minh trên thế giới. Với dân số hơn 8,5 triệu người, thành phố này sử dụng khoảng 3,8 tỷ lít nước mỗi ngày. Là một phần trong kế hoạch thành phố thông minh, Cục Bảo vệ Môi trường thành phố đã triển khai hệ thống đọc đồng hồ tự động quy mô lớn để có được thông tin nhanh hơn về mức tiêu thụ nước, đồng thời cung cấp cho khách hàng một công cụ hữu ích để kiểm tra lượng nước mỗi ngày. Thành phố cũng đã bắt đầu sử dụng các thùng rác thông minh, chạy bằng năng lượng mặt trời để theo dõi mức độ xả rác và đảm bảo việc thu gom rác được thực hiện thường xuyên.

An ninh công cộng là mối quan tâm chính của New York trong nhiều năm. Để cải thiện việc phát hiện tội phạm, Thành phố đã thực hiện thử nghiệm dự án HunchLab – một giải pháp phần mềm sử dụng dữ liệu lịch sử và mô hình địa điểm để dự đoán sự cố xảy ra. Giải pháp này có thể xác định các điểm nóng về tội phạm, giúp cảnh sát tăng cường an toàn công cộng trong khu vực. Quá trình thử nghiệm HunchLab trong hai năm đã cho kết quả tích cực khi nạn tội phạm bạo lực giảm đáng kể ở New York.

Paris được công nhận là thành phố thông minh nhờ những nỗ lực trong việc tiếp quốc tế cũng như trong lĩnh vực di chuyển, vận chuyển. Thành phố này hiện đang trong giai đoạn phát triển hệ thống tàu điện

Grand Paris, bao gồm đường tàu điện ngầm tự động hoàn toàn kéo dài 127 dặm và 68 nhà ga mới. Theo kế hoạch, đến năm 2050, thành phố sẽ thay thế toàn bộ 4500 xe bus bằng xe điện hoặc xe chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Singapore đã đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ, quản trị, tiếp cận quốc tế và bảo vệ môi trường. Thành phố đã triển khai một hệ thống giao thông gọi là One Monitoring – cổng thông tin toàn diện, theo dõi người dân có thể truy cập thông tin giao thông được thu thập từ các camera giám sát được lắp đặt trên đường và xe taxi bằng GPS.

Ngoài ra, Singapore cũng đã triển khai hệ thống hướng dẫn đỗ xe, cung cấp cho các tài xế thông tin theo thời gian thực về tình trạng chỗ đỗ xe. Năm 2015, thành phố cũng đã giới thiệu ứng dụng thùng rác thông minh như là một phần của chương trình quản lý chất thải thông minh.

Một công cụ đắc lực khác trong xây dựng đô thị thông minh được Chính phủ Singapore triển khai từ năm 2014 là Virtual Singapore.

Virtual Singapore là một bản sao kỹ thuật số có thể tương tác được, được hiển thị dưới dạng hình ảnh 3 chiều. Virtual Singapore cho phép Chính phủ quan sát hoạt động của toàn bộ kết cấu hạ tầng của Thành phố theo thời gian thực, giúp theo dõi, phân tích mọi thứ, từ tình hình an ninh cho đến mật độ dân cư, chất lượng không khí…Đây có thể xem là một bước đột phá lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại đảo quốc sư tử.

Dubai đang định vị trở thành một trong những thành phố hàng đầu thế giới về đổi mới và phát triển đô thị, trong đó, trí tuệ nhân tạo là nền tảng cho hoạt động của chính quyền.

Trung tâm thí nghiệm trí tuệ nhân tạo của Thành phố hoạt động để cho ra đời các thiết bị thông minh, có khả năng tự học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm qua quá trình tương tác với con người. Sản phẩm đầu tiên là Cảnh sát robot, được triển khai từ năm 2017. Các viên cảnh sát máy này tuần tra trên đường phố, có khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ. Dự kiến, đến trước năm 2030 thành phố Dubai sẽ có đồn cảnh sát thông minh đầu tiên, với 25% cảnh sát viên là robot.

Amsterdam là một trong những thành phố châu Âu đầu tiên triển khai chương trình thành phố thông minh từ năm 2009.

Amsterdam có iBeacon Living Lab đầu tiên trên thế giới và mạng LoRaWAN (mạng không dây tầm xa) công cộng có kết nối toàn Thành phố hoạt động từ tháng 9 năm 2015. IBeacon Mile được dự định rõ ràng là phòng thí nghiệm sống, nơi tất cả các bên quan tâm (công dân, công ty và trường đại học) có thể thử nghiệm và phát triển ứng dụng. Trên thực tế, đó là một cơ sở thử nghiệm Internet vạn vật – Internet of Things (IoT) lớn, công khai và mở, để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế IoT đang phát triển nhanh chóng trên các ngành công cộng và tư nhân.

Tin liên quan

Form Liên hệ

    Vui lòng điền các thông tin sau Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ quý khách ngay