Giải pháp
2024-0315

Web app chuyển đổi số

WEB APP

1. Web Application là gì?

Ứng dụng web là chương trình máy tính sử dụng trình duyệt web và công nghệ web để thực hiện các tác vụ qua Internet.

2. Tổng quan

Hàng triệu doanh nghiệp sử dụng Internet như một kênh truyền thông giúp tiết kiệm chi phí. Nó cho phép doanh nghiệp trao đổi thông tin với thị trường mục tiêu của mình và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ trở nên hiệu quả khi doanh nghiệp có thể nắm bắt và lưu trữ tất cả các dữ liệu cần thiết và có phương tiện xử lý toàn bộ các thông tin này, sau đó tiến hành trình bày kết quả cho người dùng.

Các ứng dụng web (web application) sử dụng kết hợp các server-side scripts (PHP và ASP) để xử lý việc lưu trữ và truy xuất thông tin, và client-side scripts (JavaScript và HTML) để trình bày thông tin cho người dùng. Điều này cho phép người dùng tương tác với doanh nghiệp bằng biểu mẫu trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung, giỏ hàng mua sắm và hơn thế nữa. Ngoài ra, các ứng dụng còn cho phép nhân viên tạo tài liệu, chia sẻ thông tin, cộng tác trên các dự án và làm việc trên các tài liệu chung bất kể vị trí hoặc thiết bị.

3. Ứng dụng web (Web Application) hoạt động như thế nào?

Các ứng dụng web thường được mã hóa bằng ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ như JavaScript và HTML vì các ngôn ngữ này dựa trên trình duyệt để render chương trình thực thi. Có một số ứng dụng động yêu cầu quá trình xử lý phía máy chủ, còn lại các ứng dụng tĩnh sẽ hoàn toàn không cần xử lý ở phía máy chủ.

Ứng dụng web (Web Application) hoạt động như thế nào?

Ứng dụng web yêu cầu một web server để quản lý các yêu cầu từ máy khách, một application server để thực hiện các tác vụ được yêu cầu và đôi khi, một database để lưu trữ thông tin. Công nghệ application server có các loại từ ASP.NET, ASP và ColdFusion, đến PHP và JSP.

Sau đây là flow cách mà web application hoạt động:

• Người dùng kích hoạt request tới web server qua Internet, thông qua trình duyệt web hoặc giao diện người dùng của ứng dụng.

• Web server chuyển tiếp request này đến web application server thích hợp.

• Máy chủ ứng dụng Web (web application server) thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu – chẳng hạn như truy vấn cơ sở dữ liệu hoặc xử lý dữ liệu – sau đó tạo ra các kết quả của dữ liệu được yêu cầu.

• Máy chủ ứng dụng web gửi kết quả đến máy chủ web với thông tin được yêu cầu hoặc dữ liệu đã được xử lý.

• Máy chủ web phản hồi response lại cho khách hàng các thông tin được yêu cầu sau đó xuất hiện trên màn hình của người dùng.

5. Lợi ích của web application (ứng dụng web)

• Các ứng dụng web chạy trên nhiều nền tảng bất kể hệ điều hành hay thiết bị, miễn là trình duyệt tương thích.

• Tất cả người dùng đều được truy cập cùng một phiên bản, điều này giúp loại bỏ mọi sự cố tương thích.

• Chúng không được cài đặt trên ổ cứng, do đó loại bỏ được các hạn chế về không gian.

• Chúng làm giảm sự vi phạm bản quyền trong các ứng dụng web dựa trên đăng ký (ví dụ: SaaS)

• Chúng giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người dùng cuối, lý do: doanh nghiệp không cần sự support và bảo trì cho các web application này, chưa kể chúng cũng ko đòi hỏi yêu cầu cao ở máy tính người dùng cuối để có thể thực thi.

6. Sự khác nhau giữa Website và Web app?

Sự khác nhau giữa Website và Web application là gì?

Có một sự thật rằng, ranh giới của website và web application khá mong manh. Một trang tin – tech.vccloud.vn là ví dụ, về phía người đọc nó chính là website. Nhưng về phía của admin và biên tập viên, nó lại là một web application. Bên cạnh đó, một số website có khẳn năng cung cấp các chức năng search, comment cho các users, vẫn chỉ là website, chưa phải là web app.

Sau đây là bảng so sánh (tương đối) phân biệt giữa website và web app cho các bạn tham khảo:

 

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Website và Web application

MOBILE APP

1. Mobile app là gì?

Mobile app là một chương trình ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động như tablet hay smartphone cho phép người dùng có thể sử dụng để truy cập vào nội dung mà bạn mong muốn ngay trên thiết bị điện thoại di động đó. Những nhà lập trình mobile app sẽ biến nó trở thành một không gian lớn được thu nhỏ để người dùng có thể giải trí, xem tin tức, mua sắm,…

Mobile app chứa một lượng lớn các khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp tìm kiếm. Vì vậy mà ngày nay có vô số app thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau được ra đời.

2. Phân loại Mobile app

Khi đã hiểu hơn về khái niệm mobile app là gì thì việc tìm hiểu thêm về các phân loại của mobile app là không thể bỏ qua:

  • Native Mobile App: Đây là loại ứng dụng mà bạn sử dụng để tải những nội dung mong muốn xuống thiết bị điện thoại di động và sẽ sử dụng chúng bằng cách truy cập. Một số native app có thể kể đến như các ứng dụng tra từ điển hay các loại game mobile offline,..
  • Hybrid Mobile App: Hybrid Mobile App là một ứng dụng lai kết hợp được những điểm đặc trưng nổi bật giữa web app và native app. Web ứng dụng này được viết bằng các ngôn ngữ lập trình web như CSS3, Javascript, hay HTML5 và được bao bọc bởi một lớp vỏ container ở bên ngoài để có thể tương tự như native mobile app và được tải về trên kho ứng dụng.

3. Sự khác nhau giữa Native Mobile app và Hybrid Mobile app

Hiểu được mobile app là gì cũng như phân loại của nó thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra được những đặc điểm khác nhau giữa native mobile app và hybrid mobile app được nói đến dưới đây:

  • Native mobile app: Là ứng dụng được đặt trên các thiết bị di động được phát triển riêng cho mỗi hệ điều hành và nội dung được cập nhật qua các phiên bản của ứng dụng. Chương trình ứng dụng này có khả năng sử dụng được ngay cả khi không có kết nối mạng internet và mang tới những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng sử dụng thiết bị di động. Tuy nhiên, chi phí phát triển và bảo trì lại rất tốn kém.
  • Hybrid mobile app: Là một web hiển thị trên di động tương tự như một ứng dụng chỉ cần phát triển container mà thôi. Nội dung của Hybrid app sẽ được cập nhật dựa trên website nên không thể mang lại trải nghiệm người dùng tốt như native. Ngoài ra, Hybrid mobile app không thể sử dụng khi không có mạng internet nhưng lại ít tốn kém hơn nhiều so với native.

4. Tầm quan trọng của mobile app đối với doanh nghiệp

Để giúp bạn hiểu hơn mobile app là gì, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn những lợi ích mà mobile app mang lại cho doanh nghiệp ngay sau đây:

  • Smartphone ngày càng phổ biến: Dễ dàng thấy được rằng, smartphone đang ngày càng phổ biến và khả năng thay thế được các feature phone tại cửa hàng là rất lớn. Hầu hết tất cả mọi người bao gồm doanh nhân, social networker và cả game thủ đều sử dụng các app trên smartphone.
  • Khả năng hiển thị: Smartphone ngày càng có sức hút và được sử dụng nhiều với các lượng công việc lớn mà trước đây bị hạn chế bằng các thiết bị máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Các mobile app có khả năng hiển thị tốt. Vì vậy mà các doanh nghiệp thường ứng dụng nó để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay để cung cấp quyền truy cập cho sản phẩm đó.
  • Tiếp cận khách hàng tốt hơn: Trong tương lai gần, có thể thấy được rằng, các smartphone sẽ phụ thuộc khá nhiều vào app store. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tiếp cận với thế giới của khách hàng hơn nếu bạn sở hữu một chiếc smartphone.
  • Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng: Mobile app mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt mà không một mobile web hay bất kì công cụ nào khác có thể có được. Ngoài ra, các thiết bị smartphone mang tính cá nhân sẽ gần gũi hơn với khách hàng so với các thiết bị khác. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng gia tăng trải nghiệm cho khách hàng của mình.
  • Đa dạng trong quảng bá thương hiệu: Sở hữu mobile app, doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá cũng như tăng độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp mình đến với người dùng một cách đa dạng, nhanh chóng và có hiệu quả.

5. Tầm quan trọng của Mobile app trong thời đại 4.0 hiện nay

Phần này chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng tích cực của Mobile lên đời sống cũng như các hoạt động kinh tế trong thời đại 4.0 như hiện nay.

Đời sống xã hội

  • Như các bạn cũng đã biết nhờ có mobile app mà các bạn có thể thực hiện rất nhiều hoạt động thường ngày chỉ ngay trên smartphone của bạn.
  • Bên cạnh đó, những hoạt động giải trí như xem phim, nghe nhạc và đọc truyện đều trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn chỉ với vài bước lướt tay. Chính vì vậy mà đời sống trở nên nhanh chóng và tiện lợi bao giờ hết.
  • Nếu trước những năm 2018 thì việc sử dụng mobile có lẽ chỉ diễn ra ở các thành phố lớn mà thôi, nhưng từ đầu năm 2020 này, ngay cả bố mẹ và ông bà tôi cũng đã bắt đầu sử dụng mobile app làm phương tiên cho cuộc sống hằng ngày đấy.
  • Điều này tôi thấy vui nhất là nhờ có nó mà việc kết nối với người thân, bạn bè đã trở nên dễ dàng hơn, tình cảm cũng trở nên đằm thấm hơn rất nhiều.
  • Tôi thấy rằng sự xuất hiện của mobile app đã làm thay đổi cuộc sống của con người theo một hướng tích cực hơn.

Kinh tế

  • Nếu bạn chú ý thì bạn có thể thấy nhờ có app mobile mà doanh nghiệp có thể triển khai rất nhiều hoạt động rất nhau liên quan đến chăm sóc khách hàng, loyalty hoặc theo dõi hành vi của người tiêu dùng.
  •  Chưa dừng lại ở đó, app mobile đã trở thành một sản phẩm có thể đem lại một khối lượng kinh tế rất lớn. Theo như báo cáo của BrandsVietnam thì giá trị thị trường của mobile app đã lên đến 290 tỷ đô, gấp 5 lần so với năm 2014. Như vậy, ta có thể thấy rằng đây là một thị trường rất lớn và cạnh tranh rất khốc liệt.
  • Cũng chính vào những lợi ích và khả năng của mobile app, một số doanh nghiệp cũng đã bắt đầu xây dựng một số app giúp cải thiện doanh số bán hàng, giảm các thao tác không tạo ra giá trị và để việc quản lý, vận hành trở nên dễ dàng hơn.

CLOUD SERVER

Cloud server được xem là giải pháp cloud cho doanh nghiệp muốn sử dụng điện toán đám mây (ĐTĐM), đáp ứng nhanh chóng quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết giúp bạn hiểu hơn về giải pháp này cùng gợi ý về nhà cung cấp uy tín.

1. Vì sao gọi Cloud Server là giải pháp cloud cho doanh nghiệp?

Cloud server được gọi là giải pháp cloud cho doanh nghiệp vì mô hình điện toán này có thể giúp doanh nghiệp mở rộng hạ tầng dễ dàng với mức chi phí tối ưu. Đồng thời, Cloud server giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán về giới hạn hiệu năng của thiết bị máy chủ vật lý thông thường.

Máy chủ ảo điện toán đám mây được thiết kế với cấu hình và chức năng như một máy chủ vật thật. Khách hàng được tự chủ động quản lý và nâng cấp hệ thống, tùy chọn cài đặt các ứng dụng theo nhu cầu và mục đích sử dụng, truy cập từ xa mọi lúc mọi nơi thông qua kết nối Internet.

2. Giải pháp cloud cho doanh nghiệp bao gồm những gì?

ĐTĐM gồm có nhiều mô hình và phân lớp triển khai để giúp doanh nghiệp có đa dạng lựa chọn để tìm được giải pháp cloud phù hợp cho mình.

2.1 Mô hình triển khai 

Mô hình triển khai của cloud được chia thành 3 loại với các đặc điểm như sau:

Public Cloud

Public Cloud, nghĩa là điện toán đám mây công cộng, với những cái tên điển hình như Office 365, Gmail, Google Drive, OneDrive,… Đây là mô hình điện toán mà nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra các máy chủ ảo, ứng dụng, phần mềm, không gian lưu trữ,… Người dùng chỉ cần đăng nhập và sử dụng.

Private Cloud

Private Cloud có nghĩa là ĐTĐM riêng phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn có đủ chi phí để thuê 1 mạng nội bộ riêng cho minh. Private Cloud còn có hệ thống tường lửa và không gian lưu trữ nội bộ. Mục đích là nhằm đảm bảo tính bảo mật cao cho các doanh nghiệp cảm thấy yên tâm khi chuyển các dữ liệu quan trọng lên không gian của một bên thứ 3.

Hybrid Cloud

Hybrid Cloud hay còn gọi là điện toán đám mây lai, là sự kết hợp ưu điểm của 2 mô hình public cloud và private cloud. Nhờ đó, khách hàng có thể luân chuyển linh hoạt trong quá trình sử dụng, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên Internet với chi phí tiết kiệm tối đa.

2.2 Phân lớp triển khai

Infrastructure as a Service – IaaS 

IaaS có nghĩa là Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, sẽ cung cấp đầy đủ các cấu hình của một máy chủ vật lý như CPU, RAM, ổ cứng, không gian lưu trữ, mạng Internet,… Người dùng chỉ cần trả phí và đăng nhập sử dụng dịch vụ được cung cấp. Toàn bộ các công việc chuẩn bị đã có đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud lo từ A – Z.

Platform as a Service – PaaS

PaaS có nghĩa là nền tảng dưới dạng dịch vụ. Phân lớp này cho phép người dùng tự do lựa chọn phần mềm cần cho mình và sử dụng. Người dùng không cần phải quan tâm tới việc cập nhật phần mềm, các hạ tầng liên quan như CPU, RAM, bộ nhớ,… Bởi vì đó là nhiệm vụ của đơn vị cung cấp cloud server.

Software as a Service (SaaS)

SaaS có nghĩa là phần mềm dưới dạng dịch vụ. Phân lớp này sẽ chuẩn bị mọi khâu về kỹ thuật cho đến cài đặt phần mềm. Việc của người dùng là học cách sử dụng hiệu quả phần mềm cho công việc của mình.

3. Tính năng của Cloud server 

Cloud server hoạt động trên nền điện toán đám mây và cầu nối là mạng Internet, không bị giới hạn bởi cấu hình và tài nguyên của máy chủ vật lý. Do đó, mô hình điện toán đám mây sở hữu nhiều tính năng vượt trội như:

Tính sẵn sàng cao

Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có các trung tâm dữ liệu IDC lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại cung cấp cho người dùng dùng phần mềm, ứng dụng, cấu hình, kết nối mạng,… nhanh chóng. Đồng thời, cho phép người dùng dễ dàng nâng cấp hoặc giảm tài nguyên sử dụng.

Dễ dàng nâng cấp

Khi sử dụng cloud server, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp dịch vụ như tài nguyên, cấu hình, không gian lưu trữ,… trong vài cú click. Họ sẽ không bị giới hạn bởi cấu hình máy chủ như với máy chủ ảo (VPS), hay phải đầu tư thêm các loại thiết bị, ổ cứng,… và mất thời gian cài đặt nâng cấp giống như với trường hợp máy chủ vật lý trước đây.

Trình quản lý vô cùng thân thiện

Người dùng được cung cấp portal với giao diện làm việc thân thiện, đơn giản để họ có thể tự quản trị tài khoản của mình.

Khả năng truy cập từ xa hiệu quả

Đặc điểm đặc trưng của cloud server là mọi cấu hình máy chủ ảo, ứng dụng, phần mềm, không gian lưu trữ đều được đặt trên các đám mây trên Internet. Do vậy, người dùng có thể truy cập vào kho dữ liệu, kết nối với các đồng nghiệp từ xa mà không cần tới văn phòng làm việc.

Sao lưu dữ liệu

Đặc trưng của cloud server đó là được thực hiện sao lưu thường xuyên. Nhờ đó, các dữ liệu thường xuyên được sao lưu ra nhiều bản lưu trữ trên không gian đám mây để đề phòng các sự cố mất thông tin quan trọng.

Bảo mật nâng cao

Các nhà cung cấp dịch vụ cloud server rất quan tâm và đầu tư nhiều chi phí cho việc bảo mật dữ liệu. Họ sẽ thực hiện các biện pháp bảo mật nhiều lớp từ lớp ảo trên hệ thống tới các lớp bảo vệ ở các trung tâm dữ liệu.

Hệ thống bảo vệ vật lý chỉ cho những người liên quan đi vào. Họ là các chuyên gia, đội ngũ kỹ thuật có mã số, thẻ để vào khu vực các máy chủ vật lý khổng lồ. Do vậy, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ cloud server phục vụ cho công việc kinh doanh của mình.

4. Lợi ích khi sử dụng Cloud Server 

Cloud server có nhiều tính năng vượt trội hơn các mô hình máy chủ trước đây. Vì vậy, khi thuê cloud server, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích như:

Ổn định và bảo mật cao

Với cơ sở hạ tầng đầy đủ thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật làm việc 24/7, do vậy, khi có bất cứ sự cố nào xảy ra, đơn vị cung cấp sẽ nhanh chóng xử lý đảm bảo hệ thống ổn định, không bị gián đoạn ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Cung cấp dịch vụ nhanh hơn

Cloud server tích hợp nhiều phần mềm, phần cứng, ứng dụng, mạng Internet,… nên có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ theo nhu cầu đa dạng của khách hàng trong thời gian ngắn.

Mở rộng hoặc giảm các máy chủ ảo rất dễ dàng

Đặc trưng của cloud server là cho phép người dùng sử dụng và trả tiền theo nhu cầu của mình. Thêm nữa, cloud server không bị giới hạn bởi cấu hình của máy chủ vật lý và tài nguyên. Do vậy, người dùng có thể mở rộng hoặc giảm nhu cầu sử dụng máy chủ ảo rất đơn giản và dễ dàng.

Cloud server được bảo mật nhiều lớp từ lớp ảo tới vật lý do vậy có độ bảo mật dữ liệu cao

5. Đức Phúc – Nhà cung cấp giải pháp cloud cho mọi doanh nghiệp 

Đức Phúc là nhà cung cấp giải pháp cloud cho mọi doanh nghiệp vì sở hữu những ưu điểm như:

– Năng lực hạ tầng tốt

– Tính sẵn sàng cao

– Nâng cấp dễ dàng

– An ninh và bảo mật cao

– Hỗ trợ kỹ thuật 24/7

Tin liên quan

Form Liên hệ

    Vui lòng điền các thông tin sau Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ quý khách ngay